Tin tức thời sự có phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không?Danh mục đơn: Bản quyềnTin tức thời sự có phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không?
Biên Nguyễn hỏi 3 năm trước

Tôi thường xem chuyên mục thời sự của các Đài truyền hình trên tivi. Tôi nhận thấy có rất nhiều bản tin mà các nhà đài đưa là giống nhau. Cho tôi hỏi: tin tức thời sự có phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không? Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao nhiêu năm?

Câu trả lời
admin Nhân viên trả lời 3 năm trước


Ảnh minh họa
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.
Tuy nhiên theo quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) thì các đối tượng sau không được bảo hộ quyền tác giả:
– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định cho tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan thì tin tức thời sự thuần túy đưa tin được hiểu “là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.”
Do đó, với các bản tin ngắn chỉ nhằm mục đích đưa tin, không có tính sáng tạo, không có dấu ấn riêng sẽ không được bảo hộ quyền tác giả. Vì vậy, các đài truyền hình cũng như các tổ chức, cá nhân khác có thể sử dụng các bản tin này mà không cần phải xin phép.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao nhiêu năm?
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân nhân và quyền tài sản với thời hạn bảo hộ khác nhau. Theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019), thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
– Đối với quyền nhân thân:
Các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ vô thời hạn, cụ thể:
+ Quyền đặt tên cho tác phẩm;
+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Đối với quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm:
Các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được bảo hộ với thời hạn như sau:
+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ;
+ Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ, có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.