TẬP HỢP VÀ CHIA SẺ KIẾN THỨC

Điều chuyển Người lao động – Hậu quả pháp lý

0 lượt xem
 | 

Thạc sĩ – Luật sư: Đỗ Trọng Hiền
法律硕士-律师: 杜仲贤先生
Master of Laws – Lawyers
0909164167 – 0917303340 
hienluatsu10031982@gmail.com

====

ĐIỀU CHUYỂN NLĐ

  1. 04 trường hợp doanh nghiệp được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

Căn cứ Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi:

– Gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm;

– Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Sự cố điện, nước;

– Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi điều chuyển người lao động trong trường hợp này, doanh nghiệp phải quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

  1. Thời hạn điều chuyển lao động

Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định thời hạn điều chuyển NLĐ như sau:

– Doanh nghiệp được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.

– Trường hợp doanh nghiệp muốn điều chuyển người lao động trong thời hạn nhiều hơn 60 ngày, thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

– Trong trường hợp hết thời hạn điều chuyển, mà doanh nghiệp muốn người lao động làm việc luôn tại vị trí mới thì doanh nghiệp phải có sự đồng ý của người lao động. Sự đồng ý thỏa thuận có thể bằng:

+ Phụ lục Hợp đồng lao động trong đó có quy định về việc chuyển công việc mới khác so với công việc ban đầu.

+ Hợp đồng lao động mới giữa doanh nghiệp và người lao động. Trong trường hợp này thì giữa doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động ban đầu và sau đó ký hợp đồng lao động mới.

– Trong trường hợp hết thời hạn điều chuyển, doanh nghiệp muốn người lao động làm việc luôn tại vị trí mới mà người lao động vẫn muốn tiếp tục làm công việc cũ thì hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã giao kết ban đầu. Doanh nghiệp không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp này. Tuy nhiên, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu doanh nghiệp không bố trí công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc như đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

  1. Tiền lương của người lao động khi điều chuyển lao động

Theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới.

– Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

– Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.

Lưu ý: Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì doanh nghiệp phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019.

  1. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi điều chuyển người lao động

Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc.

Nội dung thông báo phải bao gồm :

– Thời hạn làm tạm thời của người lao động;

– Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

  1. Điều chuyển lao động trái luật bị xử lý thế nào?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, các mức xử phạt người sử dụng lao động khi có hành vi điều chuyển người lao động trái pháp luật quy định như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng trong trường hợp người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng:

+ Không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc; hoặc

+ Không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

– Phạt tiền từ 3.000.000 – 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động 2019;

+ Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Mức phạt vi phạm hành chính về điều chuyển lao động nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt của tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

* Biện pháp khắc phục hậu quả

– Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm việc ở địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động trong trường hợp điều chuyển NLĐ đến địa điểm khác;

– Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết trong trường hợp điều chuyển NLĐ làm công việc khác.

ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ

  1. NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do

NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do chỉ cần đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước sau đây (trừ 01 số trường hợp không cần báo trước theo luật định):

– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn;

– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

  1. 07 trường hợp NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019;

– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019;

– Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019;

– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

– NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.

  1. Thêm trường hợp NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp sau đây:

– NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của NSDLĐ. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do NSDLĐ ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở.

– NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của NLĐ bình phục thì NSDLĐ xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ với NLĐ.

– Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.

– NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019.

– NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

– NLĐ cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 khi giao kết HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng NLĐ.

  1. 02 trường hợp NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

– NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019.

– NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

  1. Quy định về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

====

==========

Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế – Kiểm soát nội bộ – Phân tích tài chính – BHXH – Quản trị doanh nghiệp – Lao động tiền lương – Thành lập doanh nghiệp – Chữ ký điện tử – Hóa đơn điện tử – Phần mềm kế toán – Soạn thảo hợp đồng – Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng ISO – v/v

法律-会计-审计-税务-内部控制-财务分析-社会保险-企业治理-劳动工资-企业设立-电子签字-电子发票-会计软件-会计-起草合同-建立ISO质量管理体系等。

Law – Accounting – Auditing – Taxation – Internal control – Financial analysis – Social insurance – Corporate governance – Labor and salary – Business establishment – ​​Electronic signatures – Electronic invoices – Accounting software Accounting – Drafting contracts – Setting up ISO quality management system – v/v

=======

Nhấn vào đường link để xem các điều luật khác

Thống kê đường dẫn tải văn bản/ bài viết liên quan đến Hóa đơn/ hóa đơn điện tử

Thống kê đường dẫn từng điều luật trong Luật thuế TNCNThống kê đường dẫn từng điều luật trong Luật Quản lý thuếThống kê đường dẫn tải văn bản/ bài viết liên quan Luật Quản lý thuếThống kê đường dẫn từng điều luật trong Bộ Luật hình sự

Thống kê đường dẫn từng điều luật trong Bộ Luật lao động

Thống kê đường dẫn từng điều luật trong Bộ Luật dân sự

Link các văn bản/ bài viết liên quan đến Bộ Luật dân sự

Link các văn bản/ bài viết liên quan đến Doanh nghiệp – kinh doanh – thương mại

===
CHUYÊN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:

– Dịch vụ tư vấn thành lập, giải thể, thay đổi thông tin doanh nghiệp
– Dịch vụ làm hồ sơ thuế ban đầu
– Dịch vụ tư vấn, lập báo cáo thuế, kế toán, kiểm toán, lao động tiền lương, BHXH
– Dịch vụ chữ ký số, thiết kế in ấn hóa đơn, hóa đơn điện tử
– Cung cấp phần mềm kế toán
– Tư vấn soạn thảo, rà soát, kiểm tra nội dung các loại hợp đồng
– Tư vấn soạn thảo các quy trình liên quan kế toán – thuế
– Phân tích tình hình tài chính
– Tư vấn, soạn thảo hệ thống quản trị lao động, tiền lương
– Tư vấn, soạn thảo quy chế hoạt động doanh nghiệp
– Tư vấn pháp luật các lĩnh vực, thực hiện các dịch vụ pháp lý, tranh tụng tại Tòa án các cấp các vụ án Hình sự, Dân sự, Hành chính, Kinh tế, Hôn nhân gia đình.

TẬN TÂM – BẢO MẬT – CHUYÊN NGHIỆP

NHẤP CHUỘT VÀO CÁC LINK BÊN DƯỚI ĐỂ ĐÊN MỤC CẦN TÌM
HOẶC ZALO 0917303340 để được hướng dẫn cập nhật

 

 

LINK NHÉ ===> TỔNG HỢP CÁC ĐƯỜNG DẪN ĐỂ TẢI VĂN BẢN PHÁP LUẬT
VÀ CÁC BÀI VIẾT THAM KHẢO

 

Trả lời

nut-zalo